Tag Archives: Ùn tắc

Taxi thắng gấp, 4 ô tô làm ùn tắc cầu Sài Gòn

(NLĐO)- Lưu thông với tốc độ cao, không giữ cự ly an toàn, một xe thắng gấp khiến các xe sau tông đuôi nhau tạo thành chuỗi tai nạn liên hoàn, giao thông ùn tắc nghiêm trọng. Tiếp tục đọc

Xe buýt đè bẹp đầu taxi

8h15 sáng nay, vừa rời bến xe Nam Thăng Long (Hà Nội), xe buýt số 56 đã va chạm với xe taxi khiến tài xế bị thương nhẹ. Tiếp tục đọc

Hà Nội tăng thêm 8.000 taxi, giao thông sẽ ra sao?

Nhiều người trong ngành cho rằng đây là chủ trương không hợp lý, có thể làm giao thông rối loạn.

Mật độ taxi gấp 9 lần Bắc Kinh

Trong đề án quản lý hoạt động taxi vừa phê duyệt, UBND TP. Hà Nội dự kiến trong 8 năm tới phát triển thêm 8.000 xe, nâng tổng số taxi của Thủ đô lên 25.000 vào năm 2020.

Chiều qua, Sở GTVT Hà Nội cho biết, toàn bộ số xe tăng mới chỉ tập trung ở ngoại thành như Sóc Sơn, Đông Anh và các khu vực vừa mở rộng. “Với khu vực nội đô thì hạn chế tăng về số lượng, cùng với đó là tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ của các đơn vị đang hoạt động tại đây”, đại diện Sở GTVT nói.

ha-noi-tang-them-8000-taxi-giao-thong-se-ra-sao

Theo một số chuyên gia giao thông sẽ rối loạn khi Hà Nội tăng thêm 8.000 taxi.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và cơ quan quản lý giao thông cho rằng, dù tăng vì mục đích gì hay phân bổ về đâu thì việc tăng thêm số lượng taxi cho Hà Nội trong thời gian này là không cần thiết, thậm chí còn có tác dụng ngược.

Theo nhiều chuyên gia vận tải, 17.405 taxi (thuộc 114 doanh nghiệp) mà Hà Nội đang có đã là quá nhiều. “Trong lúc đường sá còn thấp kém, chưa theo kịp sự phát triển của đô thị nếu cứ tiếp tục cho phát triển thêm taxi sẽ càng làm giao thông rối loạn”, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, nói.

Viện Chiến lược và Phát triển (TDSI) – Bộ GTVT cho rằng, mật độ taxi tại khu vực đô thị Hà Nội hiện khá lớn, trung bình mỗi km2 có 52,5 taxi và mỗi km đường có 16 xe taxi hoạt động. Riêng một số nút giao thông lớn như Trần Duy Hưng – Láng, Ngã Tư Vọng, Hai Bà Trưng – Phan Bội Châu…, giờ cao điểm, taxi chiếm 1/2 lưu lượng ô tô.

So sánh mật độ này với một số TP lớn trong khu vực, TDSI đánh giá, số lượng taxi khu vực đô thị của Hà Nội vượt gấp nhiều lần, như: Hong Kong 12,3 xe/km2, Bắc Kinh 5,7 xe/km2…

Cần quan tâm giao thông công cộng

Ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, cho rằng, hiện số taxi ở Thủ đô hiện khá lớn ảnh hưởng giao thông, khiến nhiều hãng khó làm ăn do phải cạnh tranh quyết liệt. Nếu tiếp tục tăng thêm thì không biết các DN sẽ xoay sở thế nào.

Ông Bình cho rằng, những năm tới còn phát triển taxi là sai lầm và hoàn toàn đi ngược lại kế hoạch phát triển vận tải công cộng mà Hà Nội đang triển khai.

Cụ thể, ngoài phát triển xe buýt, xe buýt nhanh (BRT) từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ đưa thêm nhiều hệ thống đường sắt đô thị, tàu điện ngầm vào hoạt động.

“Do vậy, ngoài dừng phát triển mới, taxi cần phải cơ cấu lại. Tuy nhiên, không hiểu sao trong đề án vừa qua, Hà Nội không làm theo hướng này lại cho phát triển thêm 8.000 xe?”, ông Bùi Danh Liên đặt câu hỏi.

Theo ông Liên, nhiều thành phố trong khu vực như Bắc Kinh, Bangkok… có rất ít taxi, hạ tầng đường phố chủ yếu phục vụ hệ thống giao thông công cộng, người dân muốn đi taxi phải xếp hàng tại các khu vực được quy định và chờ 10 -15 phút.

Trung tá Nguyễn Văn Đức, Đội trưởng Đội CSGT số 2 – Phòng CSGT Hà Nội, cho rằng, phần lớn vụ ùn tắc vào giờ cao điểm có nguyên nhân lớn từ taxi. Một số tuyến phố, nút giao thông khi cấm taxi lưu thông đã không còn ùn tắc.

Taxi Hà Nội ‘nhờn thuốc’

Không chỉ dừng đỗ trên đường để đón, trả khách, nhiều taxi còn dừng đỗ ngay trước cổng trụ sở cảnh sát mà không lo bị phạt. Hà Nội đang ra quân xử lý taxi vi phạm nhưng tình hình chưa mấy cải thiện.

Trước tình trạng taxi dừng, đỗ bắt khách lộn xộn gây ùn tắc và mất an toàn giao thông, Phòng CSGT Hà Nội vừa phải ra quân xử lý các xe vi phạm. Tuy nhiên, trước cổng bệnh viện Bạch Mai, taxi vẫn dừng đỗ giữa lòng đường trước cửa bệnh viện trên đường Giải Phóng để đón khách.
Không chỉ đón khách, nhiều xe còn chèn ép nhau để tranh khách khiến giao thông trở nên bát nháo.
Nguyên nhân do bệnh viện không cho taxi vào bên trong đón trả khách. Người đưa con đi khám bệnh cũng phải đi bộ từ cổng.
Theo trung tá Vũ Văn Ngoại, Đội phó đội CSGT số 4, trong tuần đầu ra quân, đã xử lý trên 50 trường hợp taxi vi phạm dừng đỗ đón trả khách trước cửa bệnh viện, cơ quan và tạm giữ 4 xe vì không có đầy đủ giấy tờ. Ngoài việc xử lý nghiêm taxi vi phạm, trung tá Ngoại cho biết, hiện đơn vị cũng đã tham mưu với bệnh viện để bố trí điểm đón trả khách cho xe taxi tránh ùn tắc và lộn xộn.
Tương tự, trước cổng bệnh viện Nhi, Phụ sản Hà Nội trên đường Đê La Thành, khoảng 8h, giao thông khu vực này luôn ùn tắc kéo dài do taxi đón khách dọc đường.
Thậm chí, không ít xe đỗ gần giữa đường để khách mở cửa xuống xe như thế này.
Nhiều địa điểm khác như bệnh viện K, Việt Đức cũng nhan nhản taxi dừng giữa đường, nối đuôi nhau chờ khách.
Tại ngã tư Daewoo vốn thường xuyên ùn tắc, vào giờ cao điểm hiện taxi của các hãng Mai Linh, Taxi Group… đỗ thành hàng dài trên đường, khiến giao thông càng thêm ùn ứ kéo dài.
Thậm chí, trước cửa Đội CSGT số 1 (phố Trần Nhật Duật) vào giờ cao điểm buổi sáng và tối thường xuyên có nhiều taxi đỗ dưới lòng đường đón khách xuống tàu từ ga Long Biên.
Dãy taxi đỗ dài trên phố ngay sát điểm đỗ xe của Đội nhưng không bị xử lý hoặc yêu cầu di chuyển. Thấy bị chụp ảnh, tài xế taxi vội mở cửa chạy ra dọa nạt, chửi bới, còn cảnh sát trực xoa dịu: “Để anh em tranh thủ bắt khách 10 phút thôi”.
Vi phạm nhiều nhưng trong một tuần ra quân, Đội CSGT số 6 mới lập biên bản xử phạt hành chính trên 50 xe, với các lỗi dừng đỗ, đón trả khách không đúng nơi quy định, hay vượt đèn đỏ.
Lỗi dừng đỗ sai quy định, đón trả khách dọc đường đều bị lập biên bản và xử phạt 800.000 đồng, giữ bằng lái xe 30 ngày, thậm chí có xe bị tạm giữ vì tài xế tái phạm nhiều lần

Vnexpress

Nhiều người Việt ăn gian 4-5 giây đèn đỏ ở ngã tư

Phía đang dừng đèn đỏ thì cố chạy trước 4-5 giây. Còn phía kia khi đèn đỏ đã bật lên thì cũng cố vượt thêm 4-5 giây. Như vậy thì ùn tắc, kẹt xe là chuyện hiển nhiên.

Tôi thường để ý đến thái độ của người đi đường khi đến ngã tư, giao lộ.

Thứ nhất:

Khi dừng lại, mặc dù vẫn còn 4-5 giây đèn đỏ thì đã phải nghe tiếng còi xe bóp inh ỏi từ đằng sau. Tôi không biết thói quen này hình thành từ khi nào nhưng riêng ở TP HCM, quả thực nó đã trở nên phổ biến.

Ngược lại, khi đèn xanh đã chuyển sang đỏ được vài giây, vẫn cứ còn một vài xe máy (chủ yếu) cố chạy qua cho được. Thử hỏi, phía đang dừng đèn đỏ thì cố chạy trước 4-5 giây, phía kia khi đèn đỏ vừa bật lên thì cũng cố vượt thêm 4-5 giây, thì sao mà không đấu đầu nhau, không tạo điểm tắc đường cho được?!

Kẹt xe – “đặc sản” của giao thông Việt Nam. Ảnh: Khánh Huyền

Thứ hai:

Thói quen đến sau nhưng cứ chen lên trước: Nhiều người khi đến giao lộ gặp đèn đỏ lại không bao giờ chịu dừng phía sau, mặc dù đến sau. Cứ cố vượt sang trái và đứng hẳn ở làn đường bên kia. Cứ thế cho đến lúc chiều ngược lại không còn lối để đi, hoặc là leo tràn cả lên lề và chen lên phía trước.

Tưởng tượng xem nó chẳng khác nào nước bị ách lại ở miệng phễu. Thử hỏi không kẹt sao cho được?

Thứ ba:

Chúng ta không có thói quen nhường nhịn. Khi đã có dấu hiệu ùn tắc, vì một lý do nào đó một vài xe còn kẹt giữa giao lộ chưa qua kịp (đặc biệt là xe lớn) nhưng nếu đèn xanh bật lên thì không ai chịu nhường cho xe bị kẹt qua hẳn . Cứ thế, họ băng qua luôn để mặc xe bị kẹt giữa giao lộ. Và đương nhiên, số người qua được thì ít, số kẹt thêm lại càng nhiều, và tắng đường xảy ra.

Tôi đồng ý về những bất cập trong việc thổi phạt và xử lý vi phạm của cảnh sát giao thông (CSGT) nhưng chuyện gì cũng phải nhìn nhận hai mặt. Hạ tầng giao thông của ta chưa tốt thật nhưng thiết nghĩ, tình trạng kẹt xe thường xuyên có phần không nhỏ là do ý thức của người dân còn kém.

Phải chi nhường nhịn tí xíu thì tất cả đều qua đươc, nhưng khó quá!

Havuvtn-Theo ý kiến bạn đọc của vnexpress